Ngày đăng: 21/05/2022

Ngày cập nhật: 21/05/2022

Tác giả: Phạm Hoa

Trang chủ » Cẩm nang học sinh » TỔNG HỢP những kiến thức cần nhớ để thi vào lớp 10 môn Văn

TỔNG HỢP những kiến thức cần nhớ để thi vào lớp 10 môn Văn

Ngày đăng: 21/05/2022

Ngày cập nhật: 21/05/2022

Tác giả: Phạm Hoa

Những kiến thức cần nhớ để thi vào lớp 10 môn Văn chia thành 3 chuyên đề gồm đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Cả ba chuyên đề đều có khối lượng nội dung lớn cần ghi nhớ bằng lối tư duy hệ thống, logic thay vì chỉ học thuộc máy móc. Riêng chuyên đề nghị luận xã hội, lượng kiến thức là không giới hạn nên cần ôn theo mẹo đặc biệt. 

1. Kiến thức cần nhớ phần đọc hiểu

Phần đọc hiểu của đề thi môn Văn lên lớp 10 thường có những câu hỏi về phần kiến thức ngữ pháp, biện pháp và câu từ nghệ thuật trong văn bản như:

  • Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.
  • Thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.
  • Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm nói tránh, nói quá, liệt kê, điệp ngữ, tương phản, chơi chữ.
  • Các phép liên kết: Phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng
  • Từ: Từ láy, điệp từ…

Ngoài các kiến thức liên quan, bạn đừng quên ghi nhớ cách làm phần đọc hiểu. Đầu tiên, thí sinh cần đọc một lượt hệ thống câu hỏi và gạch chân ở các từ khóa quan trọng rồi mới đọc văn bản. Tiếp theo xác định mục đích và cấp độ tư duy của các câu hỏi. 

Thông thường trong một bài đọc hiểu sẽ có 3 dạng câu hỏi bao gồm câu hỏi nhận biết, câu hỏi thông hiểu đòi hỏi thí sinh phân tích và lý giải từ ngữ liệu, câu hỏi vận dụng yêu cầu kết nối với thực tiễn. Cuối cùng là đọc lại văn bản ở đề bài và giải quyết các gạch ý đã liệt kê ở bước một.

Phần thi đọc hiểu sẽ thường có 4 câu hỏi bao gồm 3 dạng câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

2. Kiến thức có thể tham khảo ở phần nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là chuyên đề khó có thể đặt ra giới hạn ôn tập vì bản thân chuyên đề này mang tính “mở”, đề bài các năm trở lại đây cũng có xu hướng “mở”, do đó các bài học được đề cập đến sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. 

Một số chủ đề học sinh có thể tìm hiểu trước để ôn luyện phần nghị luận xã hội:

  • Tư tưởng đạo lý của dân tộc: Uống nước nhớ nguồn; Đi một ngày đàng, học một sàng khôn; Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao; Cái khó bó cái khó bó cái khôn…
  • Hiện tượng đời sống: Coi thường giờ giấc, lạm dụng mạng xã hội, viết và nói theo lối pha trộn tiếng nước ngoài, …
  • Nguyên tố dẫn tới thành công: Kiên trì, chăm chỉ, có tinh thần học hỏi, tiếp thu ý kiến và sửa chữa,…
  • Ý thức trách nhiệm công dân, vai trò của cá nhân với cộng đồng, lý tưởng sống, ước mơ,… gắn với một vấn đề nổi cộm, thời sự của xã hội: Dịch bệnh covid-19 bùng nổ, cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ,…

Bên cạnh việc tìm hiểu các chủ đề lớn trên, học sinh hãy dành thời gian ghi nhớ và tích lũy cho mình các dẫn chứng mới từ thực tế đời sống bằng cách đọc sách báo, cập nhật tin tức từ mạng xã hội, chương trình thời sự và điểm báo. Lượng thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng được khối dẫn chứng mới mẻ, phong phú, linh động áp dụng vào nhiều đề bài các bài khác nhau.

Báo chí là nguồn dẫn chứng uy tín mà các em học sinh có thể tham khảo cho bài làm nghị luận xã hội.

3. Kiến thức cần nhớ ở phần nghị luận văn học

Với phần nghị luận văn học, có 2 phần kiến thức chính cần nhớ là tác giả và tác phẩm. 

Hệ thống các văn bản cần ôn tập bao gồm:

  • Văn bản nhật dụng: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của G.G. Mác-két, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em).
  • Văn học trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Phạm Đình Hổ), Hồi thứ 14 Hoàng Lê thống nhất trí (Ngô Gia Văn Phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du) bao gồm các đoạn trích Cảnh ngày xuân, Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều và Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Thơ hiện đại: Sang thu (Hữu Thỉnh), Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
  • Truyện ngắn hiện đại: Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
  • Văn bản nghị luận: Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan).
  • Một số văn bản ở phần đọc thêm, bài tập: Bếp lửa (Bằng Việt), Bố của Xi-mông

Kiến thức cần nhớ về tác giả tác phẩm:

  • Tác giả: Năm sinh, năm mất,  đề tài, phong cách nghệ thuật nổi bật, tên các tác phẩm chính … 

Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật, các chi tiết và đoạn trích đặc sắc, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu,…

Lượng kiến thức phải ghi nhớ ở phần làm văn nghị luận là khá lớn nên các em học sinh cần chăm chỉ ôn tập.

Khi ôn luyện phần làm văn nghị luận, các em tuyệt đối không nên ôn “tủ”. Cách học cảm tính này sẽ khiến bạn rơi vào thế bị động khi bị “tủ đè”, đi cùng với đó là bài thi sẽ sơ sài, thiếu ý và dẫn tới kết quả không tốt. Để chủ động và tự tin khi làm bài, các em hãy cố gắng dành thời gian để đọc và ghi nhớ về tác giả, tác phẩm một cách hệ thống, bao quát nhất có thể.

Nếu tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 theo phương thức thi tuyển thông thường, phần kiến thức dành cho môn Văn sẽ khá nặng. Nội dung mà bài viết trên đã hệ thống chỉ là khái quát lượng kiến thức các em cần ghi nhớ và áp dụng vào bài thi.

Hiểu rõ gánh nặng thi cử của các sĩ tử, bên cạnh việc xét điểm thi vào lớp 10 do thành phố Hải Phòng tổ chức, trường THCS và THPT FPT Hải Phòng triển khai thực hiện thêm hai phương án xét tuyển nữa là xét học bạ THCS và thành tích học tập để tuyển sinh khối 10 THPT.

  • Xét học bạ: Các em học sinh xếp loại hạnh kiểm từ Khá trở lên trong tất cả các năm học THCS và có tổng điểm trung bình 3 môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ từ 55 trở lên liên tục trong 3 kỳ liên tiếp (lớp 8, lớp) sẽ đạt điều kiện xét tuyển.

THCS & THPT FPT Hải Phòng mở rộng cánh cửa vào cấp 3 cho các em học sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ và thành tích học tập ngoài xét điểm thi tuyển chuyển cấp.

  • Xét tuyển dựa vào thành tích học tập: Các em cần có hạnh kiểm từ loại Khá trở lên trong suốt quá trình học bậc THCS và đạt thành tích học tập khác như đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn nghệ, thể dục, khoa học công nghệ trong năm lớp 9, đạt giải khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 từ cấp quận, huyện trở lên.

Phương thức xét tuyển như THCS & THPT FPT Hải Phòng áp dụng là giải pháp giải tỏa gánh nặng ôn tập những môn có lượng kiến thức cần thuộc lớn như môn Văn một cách gấp gáp trong vài tháng cho học sinh. Đây cũng là phương thức giúp đánh giá tổng quan năng lực của các em xuyên suốt một quá trình thay vì chỉ đánh giá qua một kỳ thi. 

*

Tóm gọn lại, đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học là 3 chuyên đề lớn của môn Văn mà học sinh cần ghi nhớ nếu thi tuyển lên lớp 10. Dù không tham gia kỳ thi vì chọn phương thức xét tuyển, các em cũng đừng bỏ bê củng cố kiến thức môn Văn, rèn luyện tư duy, cảm thụ văn học nhé! Bởi lẽ, những kiến thức và kỹ năng đó vẫn có giá trị đối với các em ở cấp học cao hơn trong tương lai. 

 

 

 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 6, 7 VÀ LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh