Ngày đăng: 25/05/2022

Ngày cập nhật: 25/05/2022

Tác giả: Phạm Hoa

Trang chủ » Cẩm nang học sinh » TOP 7 những điều cần biết khi thi vào 10

TOP 7 những điều cần biết khi thi vào 10

Ngày đăng: 25/05/2022

Ngày cập nhật: 25/05/2022

Tác giả: Phạm Hoa

Tuyển sinh vào lớp 10 luôn là một kỳ thi quan trọng và có nhiều yêu cầu khắt khe. Dưới đây là những điều cần biết khi thi vào 10 mà phụ huynh và học sinh nên lưu ý để giúp các em vượt qua kỳ thi một cách tốt nhất.

1. Đối tượng dự thi vào lớp 10

Những đối tượng sau đây sẽ đủ điều kiện dự thi vào lớp 10:

  • Học sinh tốt nghiệp THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên.
  • Điều kiện về độ tuổi:
    • Học sinh đủ 15 tuổi.
    • Học sinh học vượt lớp ở các cấp học trước sẽ được giảm độ tuổi vào lớp 10, căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp THCS.
    • Học sinh vào cấp học trước ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định sẽ được tăng độ tuổi vào lớp 10, căn cứ vào năm tốt nghiệp THCS.
  • Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể thi vào lớp 10 ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.

Học sinh đủ 15 tuổi và đã tốt nghiệp bậc THCS sẽ được tham gia kỳ thi tuyển vào lớp 10.

2. Các phương thức tuyển sinh vào lớp 10

Hiện nay, có hai cách thi tuyển sinh vào lớp 10 phổ biến là thi tuyển và xét tuyển.

2.1. Thi tuyển

Phương thức thi tuyển thường áp dụng cho các trường công lập với điều kiện và hình thức sau:

  • Điều kiện tham gia thi tuyển:  Thí sinh tham gia thi tuyển là học sinh đang trong độ tuổi 14 – 15 tuổi và đã tốt nghiệp bậc THCS tại địa phương.
  • Hình thức thi tuyển gồm 2 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Thời gian làm bài thi môn Toán, Ngữ văn là 120 phút và thời gian cho môn Ngoại ngữ là 60 phút.

2.2. Xét tuyển

Xét tuyển là hình thức thường áp dụng cho các trường THPT dân lập với các phương án xét tuyển như sau:

  • Xét tuyển căn cứ vào điểm trung bình cả năm lớp 9 của 3 môn Toán – Văn – Anh.
  • Xét tuyển căn cứ vào điểm trung bình cả năm lớp 9 của 3 môn Toán – Văn – Anh kết hợp điểm trung bình môn cả năm lớp 9.
  • Xét tuyển căn cứ vào điểm trung bình cả năm 3 môn Toán – Văn – Anh của lớp 6, 7, 8, 9.
  • Xét tuyển căn cứ vào điểm trung bình cả năm lớp 6, 7, 8, 9.

Xem thêm: 2 cách thi tuyển sinh lớp 10 bạn cần biết

Tuyển sinh bằng cách xét tuyển là phương thức đang dần phổ biến ngày nay tại các trường dân lập, nhằm giúp các em học sinh giảm bớt gánh nặng tâm lý khi thi cử đồng thời đánh giá trọn vẹn quá trình học tập của mỗi em. Hưởng ứng xu hướng tuyển sinh mới, THCS và THPT FPT Hải Phòng đã sớm triển khai xét tuyển bằng học bạ và thành tích học tập bên cạnh phương thức xét điểm thi chuyển cấp. 

THCS và THPT FPT Hải Phòng áp dụng quy chế tuyển sinh khối THPT bằng phương thức xét tuyển học bạ và thành tích học tập.

Dưới đây là kiện cụ thể cho mỗi phương thức xét tuyển học sinh khối 10 THPT của trường THCS và THPT FPT Hải Phòng:

  • Xét học bạ THCS:
    • Về học lực: Tổng điểm trung bình học kỳ 3 môn Toán – Văn – Ngoại ngữ trong 3 kỳ học liên tiếp của năm lớp 8, lớp 9 cần đạt từ 55 điểm trở lên.
    • Về hạnh kiểm: Xếp loại hạnh kiểm từ Khá trở lên trong các 4 năm học bậc THCS.
  • Xét tuyển dựa vào thành tích học tập:
    • Về hạnh kiểm: Xếp loại hạnh kiểm từ Khá trở lên trong các 4 năm học bậc THCS.
    • Về thành tích học tập:
      • Đạt giải cấp quốc gia trở lên trong các cuộc thi về văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật trong năm học lớp 9.
      • Đạt giải khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 từ cấp Quận trở lên.

3. Hồ sơ dự tuyển vào lớp 10

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ là một trong những điều cần lưu ý khi thi tuyển sinh vào 10. Bộ hồ sơ dự tuyển vào lớp 10 của các em học sinh cần có đủ những loại giấy tờ sau:

  • Phiếu đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT năm học 2022 – 2023 (theo mẫu của trường).
  • Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
  • Bản chính học bạ.
  • Phiếu báo điểm tuyển sinh có ghi 3 nguyện vọng.
  • Phiếu báo thi vào lớp 10 THPT có dán ảnh cỡ 3cm x 4cm (kiểu ảnh chứng minh nhân dân), có đóng dấu giáp lai của CSGD.
  • Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS, hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm GDTX sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục (CSGD) cấp.
  • Giấy chứng nhận được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy cho phép được học vượt lớp, vào học sớm hoặc muộn so với quy định chung ở cấp học dưới.
  • Đối với thí sinh tự do (người dự tuyển đã tốt nghiệp THCS, bổ túc THCS từ những năm học trước) phải được chính quyền cấp xã, phường nơi cư trú xác nhận: “Không trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc bị hạn chế quyền công dân”.

Các bạn học sinh cần chuẩn bị đầu đủ các loại giấy tờ cần thiết trước khi nộp hồ sơ dự tuyển vào lớp 10.

4. Thời gian công bố môn thi

Các tỉnh, thành phố thường sẽ có văn bản công bố các môn thi chính thức  trong kì thi tuyển vào lớp 10 vào tháng 3 hàng năm. Từ ngày công bố môn thi, thí sinh sẽ có 3 tháng ôn tập trước khi bước vào kỳ thi chính thức tổ chức trong tháng 6.

5. Cách tính và thời gian công bố điểm chuẩn

Nguyên tắc xét điểm chuẩn trúng tuyển của Sở Giáo dục và Đào tạo là xét điểm thi từ cao xuống thấp, cho đến khi đủ số lượng học sinh theo chỉ tiêu mà mỗi trường đề ra.

Nếu học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ được xét tuyển nguyện vọng 2 với điều kiện phải có điểm thi cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường từ 1,0 điểm.

Nếu học sinh không trúng tuyển cả 2 nguyện vọng đầu, sẽ được xét tuyển nguyện vọng 3 khi có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 2,0 điểm.

Các em học sinh nên nghiên cứu kĩ điểm chuẩn trúng tuyển của trường THPT mà mình đăng ký dự tuyển.

Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố thường sẽ họp xét duyệt điểm chuẩn và công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 khối THPT chuyên và không chuyên sau khi kỳ thi chính thức kết thúc khoảng 2 tuần.

6. Cách tính điểm xét tuyển

Các trường THPT công lập chuyên và không chuyên sẽ có cách tính điểm xét tuyển khác nhau. Cách tính điểm xét tuyển của mỗi trường cũng là những điều cần biết khi thi vào lớp 10 đối với các em học sinh.

6.1. Cách tính điểm xét tuyển lớp 10 THPT không chuyên

Điểm xét tuyển vào lớp 10 của các trường THPT không chuyên được tính theo công thức sau:

Điểm xét tuyển = (Điểm Toán + Điểm Văn) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm thi môn thứ tư + Điểm ưu tiên

Trong đó:

  • Điểm thi môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ tư được tính theo thang điểm 10.
  • Căn cứ vào Quy chế tuyển sinh để xác định điểm ưu tiên cho học sinh. Nếu học sinh đáp ứng nhiều điều kiện ưu tiên thì lấy mức ưu tiên cao nhất để tính điểm.
  • Xét tuyển những thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường, xét điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu trường đặt ra.
  • Chỉ xét tuyển những thí sinh hoàn thành đầy đủ các bài thi theo đúng quy định, không vi phạm Quy chế thi ở mức phải huỷ bài thi và không có bài thi bị điểm 0.

6.2. Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT chuyên

Tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của các trường THPT chuyên, học sinh cần tham gia 2 vòng thi là vòng sơ tuyển và vòng thi tuyển.

Vòng 1: Sơ tuyển:

Điểm vòng sơ tuyển được tính bằng công thức:

Điểm sơ tuyển = Điểm thi học sinh giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS

Trong đó:

  • Điểm thi học sinh giỏi, tài năng trong phạm vi tổ chức của tỉnh, thành phố, quốc gia, khu vực và quốc tế được quy đổi như sau: giải Nhất đạt 5,0 điểm, giải Nhì đạt 4,0 điểm, giải Ba đạt 3,0 điểm, giải Khuyến khích đạt 2,0 điểm.
  • Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS được quy đổi như sau: Học lực giỏi được 3,0 điểm, học lực khá được 2,0 điểm.
  • Điểm kết quả tốt nghiệp THCS được quy đổi như sau: Tốt nghiệp loại giỏi tương đương 3,0 điểm, tốt nghiệp loại khá tương đương 2,0 điểm.

Vòng 2: Thi tuyển:

Học sinh đạt tử 10,0 điểm trở lên trong vòng sơ tuyển mới được tiếp tục tham gia vòng thi tuyển.

Điểm xét tuyển vòng 2 được tính bằng công thức sau:

Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2).

Trong đó:

  • Điểm tất cả các môn thi tính theo thang điểm 10.
  • Chỉ xét tuyển học sinh đăng ký xét tuyển vào trường, điểm xét tuyển lấy từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
  • Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ các bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0.

7. Phúc khảo bài thi

Theo nguyên tắc, thí sinh có nguyện vọng phúc khảo cần làm hồ sơ phúc khảo đề nghị hội đồng chấm thi kiểm tra lại kết quả. Thí sinh cần nộp đơn phúc khảo tại trường THPT đã đăng ký dự tuyển. Thời gian nộp đơn là trong vòng 3 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi chính thức.

Sau khi phúc khảo, điểm mỗi bài thi của thí sinh sẽ có sự thay đổi và được cập nhật lên hệ thống. Thi sinh sẽ tới trường đăng ký dự tuyển để nhận phiếu điểm mới.

*

Bài viết trên đây đã tổng hợp TOP 7 những điều cần biết khi thi vào 10 mà các em học sinh và phụ huynh cần nằm lòng. Thông tin trong bài không chỉ hữu ích trong giai đoạn chuẩn bị trước kỳ thi mà còn đồng hành cùng các em cho đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 kết thúc. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách thức tuyển sinh vào lớp 10, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo trên website của THCS và THPT FPT Hải Phòng nhé!

 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 6, 7 VÀ LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh