Ngày đăng: 12/01/2022

Ngày cập nhật: 10/04/2023

Tác giả: Ngoc Anh

Trang chủ » Bản tin FSchools » Gen Z và câu chuyện muôn thuở: Chọn nghề

Gen Z và câu chuyện muôn thuở: Chọn nghề

Ngày đăng: 12/01/2022

Ngày cập nhật: 10/04/2023

Tác giả: Ngoc Anh

Chọn nghề – câu chuyện muôn thuở của các học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa quan trọng bởi đây là lựa chọn mang tính quyết định đến cuộc đời của mỗi cá nhân. Để giúp học sinh chọn nghề cho đúng, phù hợp với sự “biến hoá khôn lường” của xã hội hiện nay, Trường Phổ thông FPT đã tổ chức chương trình “Ngày hội giáo dục & Hướng nghiệp” vào sáng nay (11/1).

hướng nghiệp

Hơn 1.000 học sinh đã tham gia và giao lưu với các diễn giả/chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ nhiều trường ĐH, doanh nghiệp uy tín. Chương trình được tổ chức trên nền tảng online qua ứng dụng onmeeting với các nội dung hấp dẫn và nhiều học sinh quan tâm: Chuyện nghề thời công nghệ, con đường nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, học sinh còn được tham gia vào 23 hội thảo nhỏ xoay quanh chủ đề Nghề nghiệp như: Kỹ năng làm việc trong thời đại số; Các khoá học nổi trội phù hợp với xu hướng nghề nghiệp toàn cầu; Ielts và thời đại 4.0; Cơ hội nghề nghiệp thời đại số; Giải mã ngành công nghệ giải trí; Hành trình tới Hoa Kỳ…

Với mong muốn mang đến 1 cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp, ông Phan Thanh Sơn – Giám đốc kinh doanh FPT IS đã chia sẻ câu chuyện chọn nghề và những trải nghiệm quý báu của mình với học sinh thông qua nội dung “Chuyện nghề thời công nghệ”. Đây cũng là nội dung mở đầu của Ngày hội giáo dục & Hướng nghiệp.

hươngnghiep1

Tiếp xúc với nhiều nền công nghệ, bản thân từng trải qua đa dạng nghề như: sơn mài, sửa xe, dân chài, vẽ tranh… ông Sơn đã tích luỹ nhiều kiến thức cũng như trải nghiệm quý báu về việc lựa chọn nghề nghiệp. Ông cho rằng, khi chúng ta học năm thứ 2 Đại học thì kiến thức đã dần bị cũ bởi ngoài kia thế giới đang thay đổi một cách chóng mặt. Chính vì vậy, mỗi học sinh cần có một phương pháp học đúng, thông minh và nhạy bén với thời cuộc. “Ở Việt Nam đang xảy ra rất nhiều nền cách mạng. Chúng ta có 4 làn sóng chuyển đổi số đang chạy song song với nhau: Chuyển đổi số ngành kinh tế, Chuyển đổi số thành phố thông mình, chuyển đổi số xã hội và chuyển đổi số trong Chính phủ. Với 4 làn sóng này, mỗi người cần tự thân vận động học hỏi để thích ứng, tránh bị “sóng” đánh dạt vào bờ”, ông chia sẻ.

Vậy học như thế nào? Một trong những cách học mà khá ít người biết đến đã được diễn giả giới thiệu tại chương trình, đó là học từ các nhà tương lai. Họ là những người nghiên cứu quá khứ, hiện tại và tương lai để dự báo/đánh giá những thay đổi, biến động lớn sẽ xảy ra. Từ đó, bản thân được thúc giục để trang bị kiến thức nhiều hơn, nhiều hơn và nhiều hơn nữa. “FPT chính là môi trường có thể tìm hiểu được những thứ ở tương lai như: chăm sóc sức khoẻ thông minh, thành phố thông minh…Học sinh FSchool đang nắm giữ một cơ hội học tập, cơ hội đón đầu xu hướng trong tay. Việc của các bạn bây giờ là xác định được mình làm tốt nhất việc gì? Cái xã hội đang cần là gì? Công việc đó có mang lại giá trị tốt nhất cho mình không? Trả lời được 3 câu hỏi này, các bạn sẽ xác định được nghề nghiệp phù hợp với mình”, ông Sơn bật mí.

Bên cạnh đó, diễn giả cũng nhận định học sinh cần hiểu chính mình trước mỗi lựa chọn công việc. Bởi chỉ có bản thân mới biết mình đang ở đâu, mình cần gì. Đặc biệt, mỗi người cần sống cuộc sống của mình chứ không nên sống theo giấc mơ của người khác. Điều này không có nghĩa dừng việc học hỏi từ người khác. Theo ông Sơn đánh giá, học sinh nên học 30% từ thầy cô, 70% còn lại là học từ bạn bè/đồng nghiệp. “Đôi khi mình đánh giá bản thân không chuẩn vì mỗi người đều có “điểm mù” về mặt nào đó nên cần lắng nghe từ người khác để nâng cấp giá trị của bản thân. Quan trọng, mọi sự lắng nghe, suy nghĩ phải được hiện thực hoá bằng hành động. Nếu không bạn sẽ chẳng đi đến đâu, mọi ý tưởng mãi mãi chỉ ở trên trang giấy hoặc trong suy nghĩ”, ông chia sẻ.

Có 3 bước để học sinh xác định trước khi lên kế hoạch chọn nghề cho tương lai gồm: Mình đang ở đâu? 3-5 năm nữa mình muốn ở vị trí nào? Review để định hướng hướng phát triển tiếp theo, từ đó, xác định được công việc nghề nghiệp cho bản thân.

Diễn giả Thanh Sơn cho biết “Nếu ví cuộc đời của con người là một bánh xe với 8 nan xe tượng trưng cho 8 lĩnh vực: Tài chính, Sức khỏe, Phát triển bản thân, Mối quan hệ, Sự nghiệp, Môi trường sống, Tâm linh, Đóng góp xã hội. Chiếc bánh xe ấy tròn hay méo là do chính bạn tạo nên. Điều tôi muốn nói ở đây chính là sự cân bằng. Suy cho cùng, chúng ta chọn nghề nghiệp với mục đích giúp chúng ta sống và sống hạnh phúc. Hạnh phúc cần có sự cân bằng, tròn trịa của chiếc bánh xe kia.”

Cũng trong khuôn khổ chương trình, diễn giả Nguyễn Hùng Quân – Trưởng ban Tuyển sinh ĐH FPT đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cũng như tư vấn về hướng học tập sau này giúp học sinh hình dung rõ hơn về công việc tương lai.

hnghiep

Anh Hùng Quân đã phác thảo về quy mô đào tạo, môi trường học tập tại Đại học FPT với những lợi ích dành cho học sinh THPT FPT khi theo học tại đây. Bên cạnh đó, anh cũng nhiệt tình tư vấn, giải đáp những thắc mắc của học sinh về học phí, chương trình đào tạo, điều kiện xét tuyển, các chương trình học bổng…của Đại học FPT.

“Trước khi tìm được một công việc như ý các bạn cần định hướng được con đường học tập như thế nào. Cụ thể bạn sẽ theo học ngành gì, trường đại học nào? Với những học sinh FSchool, các bạn chắc chắn nhận được những lợi ích khi theo học tiếp nối lên Đại học FPT như: nơi ở, chuyển đổi các môn học Vovinam, Tiếng Anh… Đây được coi là bước đệm đầu tiên để học sinh lựa chọn con đường sự nghiệp của mình sau này”, anh chia sẻ.

Bên cạnh những chia sẻ hữu ích của đại diện doanh nghiệp, đại diện trường học, các bạn còn được tìm hiểu về những xu hướng của các ngành học khác trong thời đại 4.0 và tự tìm cho mình cơ hội học tập/du học tại nhiều trường đại học danh tiếng như: ĐH RMIT, ĐH Greenwich (Việt Nam)…thông qua 23 hội thảo nhỏ của ngày hội.

Ngày hội giáo dục & hướng nghiệp sẽ là cơ hội để các học sinh FSchool có những định hướng phát triển lộ trình học tập cũng như công việc phù hợp và đúng đắn. Từ đó, giúp học sinh đón đầu các xu hướng công nghệ, tiếp bước thành công trong tương lai.

Hoạt động hướng nghiệp là một trong những chương trình được chú trọng tại THPT FPT. Hàng năm, Phòng PDP tại Trường THPT FPT đã tổ chức rất nhiều các chương trình hội thảo, ngày hội hướng nghiệp cho học sinh. Việc xác định đam mê và định hướng nghề nghiệp sớm là tiền đề để học sinh nhận diện bản thân và xây dựng lộ trình nghề nghiệp phù hợp.

 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 6, 7 VÀ LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh