Ngày đăng: 23/05/2022

Ngày cập nhật: 23/05/2022

Tác giả: Phạm Hoa

Trang chủ » Cẩm nang học sinh » [GIẢI ĐÁP] Thi tuyển sinh lớp 10 có khó không?

[GIẢI ĐÁP] Thi tuyển sinh lớp 10 có khó không?

Ngày đăng: 23/05/2022

Ngày cập nhật: 23/05/2022

Tác giả: Phạm Hoa

Trước ngưỡng cửa bước lên trường cấp 3, không ít học sinh đã đặt ra câu hỏi: “Thi tuyển sinh lên lớp 10 có khó không?” Thực tế, độ khó của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 phụ thuộc vào tính chất của từng trường hợp mà thí sinh gặp phải. Hãy theo dõi bài viết sau của THCS và THPT FPT Hải Phòng để được giải đáp cụ thể cho thắc mắc trên nhé!

1. Thi tuyển sinh lớp 10 chỉ khó khi nào?

Thông thường, đề thi lên cấp 3 sẽ phân hóa theo các mức độ dễ – trung bình – khó, các câu khó thường chỉ chiếm 1-2 điểm trong đề thi. Các bạn học sinh sẽ thấy kỳ thi tuyển sinh lớp 10 khó khi thuộc 1 trong 4 trường hợp: khi thi vào trường chuyên, khi gặp câu hỏi nâng cao, khi ôn luyện không kỹ càng và khi tâm lý quá căng thẳng.

1.1. Khi thí sinh thi vào trường chuyên

Hiểu theo định nghĩa đơn giản, “trường chuyên” là trường trung học, trong đó đào tạo toàn diện và nâng cao một số môn học gọi là môn chuyên. Đây là môi trường phù hợp cho các học sinh có học lực khá, giỏi và có năng khiếu ở một số môn nhất định. 

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sẽ khó hơn nếu các bạn học sinh muốn vào trường chuyên.

Để được tuyển vào các trường chuyên, các bạn học sinh cần phải qua nhiều vòng tuyển chọn hơn các trường THPT thông thường bao gồm: 

  • Vòng Sơ tuyển: Các bạn cần nộp hồ sơ theo yêu cầu của mỗi trường. Họ sẽ tiến hành tính điểm dựa trên thành tích học tập, điểm trung bình của học sinh. Những bạn đạt điểm theo yêu cầu sẽ tiếp tục vào vòng thứ 2 – thi tuyển.
  • Vòng Thi tuyển: Các thí sinh cần tham dự kỳ thi tuyển sinh theo kế hoạch của Sở Giáo Dục. Ngoài ra, các bạn còn phải vượt qua bài thi môn chuyên do các trường đích thân ra đề. Điểm tuyển sinh sẽ là tổng điểm các bài thi không chuyên và điểm bài thi chuyên (hệ số 2).

Có thể đánh giá việc thi tuyển vào các trường chuyên là khó, và độ khó phụ thuộc vào các yếu tố sau: 

    • Chỉ tiêu đầu vào của các lớp chuyên: Các trường chuyên chỉ tuyển một số lượng ít học sinh cho các lớp chuyên, khoảng trên dưới 30 em để đảm bảo chất lượng học tập và giảng dạy. Tỉ lệ học sinh trường chuyên chỉ chiếm khoảng 2% trên tổng số các học sinh THPT toàn quốc. 
    • Tỷ lệ chọi: Bởi môi trường học tập chuyên nghiệp, kích thích khả năng phấn đấu của học sinh nên các trường chuyên thu hút được đông đảo nguyện vọng của của học sinh và phụ huynh. Tỷ lệ chọi để vào được các trường này này rất cao: 1 chọi 20, thậm chí 1 chọi 50, 100, tùy vào mức độ danh tiếng của từng trường.
    • Đặc điểm đề thi: Như đã đưa ra ở trên, các học sinh cần vượt qua bài thi chuyên do các trường chuyên ra đề. Vì đây là bài thi để thể hiện tài năng và kiến thức của các thí sinh, do đó có độ khó và mang tính sàng lọc cao.  
  • Mức độ, lượng kiến thức và kỹ năng cần có khi thi vào trường chuyên. 
    • Trước tiên các bạn cần có có khả năng học khá đồng đều giữa các môn để vượt qua vòng sơ tuyển.
    • Đối với môn chuyên, học sinh cần phải có khả năng giải được các bài từ khó cho đến cực khó. Điều này không chỉ đòi hỏi các bạn có năng khiếu, mà cần hơn nữa là quá trình ôn luyện chăm chỉ. Kiến thức các bạn có được không chỉ dừng ở mức cơ bản, mà còn phải có khả năng vận dụng, tư duy và phân tích để trả lời các câu hỏi nâng cao.

Trong các đề thi Toán – Văn – Anh, câu hỏi khó thường chiếm tỷ trọng không quá lớn, khoảng 1-2 điểm. Tuy nhiên, đây lại là các câu nhằm phân hóa năng lực thí sinh, lọc ra học sinh khá, giỏi và là cơ hội cho các bạn thể hiện năng lực. Nếu đặt mục tiêu vào các trường top đầu hay trường chuyên, các bạn phải có đủ năng lực để giải các câu hỏi này. Đây chắc chắn là một chuyển không dễ dàng.

Các câu hỏi khó trong đề thi đòi hỏi ở các bạn ở khả năng phân tích, tư duy để “không bị đánh lừa” và vận dụng kết hợp nhiều kiến thức để có thể hoàn thành. 

Các câu hỏi nâng cao trong đề thi thường làm khó thí sinh để đạt được điểm 9, 10.

1.3. Khi không ôn luyện cẩn thận, chỉn chu

Không ôn luyện cẩn thận, chỉn chu là khi bạn không vạch ra lộ trình ôn thi cụ thể, bạn không hệ thống lại kiến thức đầy đủ trước khi ôn. Biểu hiện khác là bạn “học tủ”, học lệch hay gần sát ngày thi mới ôn. 

Những hoạt động này đều khiến sẽ khiến các thí sinh cảm thấy kỳ thi tuyển sinh lớp 10 “khó”! Bởi khi không được ôn tập đầy đủ, cẩn thận thì ngay cả những câu cơ bản trong đề thi cũng có thể khiến bạn bối rối và trở thành câu hỏi nâng cao.

1.4. Khi tâm lý quá căng thẳng, mất bình tĩnh

Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống không điều độ, hay kỳ vọng quá lớn dễ dẫn đến tình trạng thí sinh căng thẳng quá độ, mất bình tĩnh trước và trong khi thi. Hậu quả của trường hợp này là các bạn sẽ bị xuống tinh thần, luống cuống và không còn đủ tỉnh táo để suy nghĩ phương án giải hoặc không làm kịp bài. Lúc này, câu hỏi nào trong đề thi cũng trở nên khó xử lý dẫn đến kết quả làm bài không tốt.

Căng thẳng, hồi hộp khiến các thí sinh giảm hiệu suất làm bài.

2. Bí kíp “vượt khó” khi thi tuyển sinh lớp 10

Sau đây là một số mẹo giúp các bạn học sinh giảm bớt độ khó của kỳ thi tuyển sinh lớp 10: 

2.1. Tự đánh giá năng lực và xác định mục tiêu của bản thân

Nếu mục tiêu điểm số của bạn không quá cao, hãy tập trung ôn luyện đầy đủ và nắm chắc phần kiến thức cơ bản. Đồng thời dành nhiều thời gian và cẩn thận cho những dạng câu từ dễ đến trung bình trong bài thi. Các câu khó nếu không đủ khả năng để làm có thể bỏ qua.

Nếu mục tiêu của bạn là các trường THPT top đầu, cần điểm giành điểm 9 – 10 thì bên cạnh những kiến thức cơ bản trọng tâm, bạn phải dành thời gian để rèn luyện và cọ xát với những dạng bài khó, nâng cao, cần tư duy và phân tích sâu. Tuy nhiên, học sinh cũng nên sắp xếp cân đối thời gian học kiến thức cơ bản và nâng cao để mang lại kết quả tốt nhất, tránh sa đà tập trung quá nhiều vào câu khó.

2.2. Xây dựng chiến lược ôn tập phù hợp với từng môn thi

2.2.1. Môn Toán

Bạn có thể ôn luyện theo từng chuyên đề Đại số – Hình học theo các kiến thức trọng tâm. Sau đó tiến hành luyện đề thường xuyên để tiếp xúc đa dạng đề bài và quen với cấu trúc đề. Học sinh cần học hỏi, tìm tòi cách giải các bài từ nhiều nguồn khác nhau để có cách tiếp cận đa chiều và tối ưu.

Các bạn học sinh có thể tham khảo cách giải bài tập từ chính bạn bè để học hỏi.

2.2.2. Môn Văn

Các sĩ tử cần hệ thống toàn bộ kiến thức theo cấu trúc đề: đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học. Với mỗi mảng kiến thức, hãy cố gắng tìm nhiều dạng bài để luyện tập. Tuyệt đối tránh trường hợp học tủ, học vẹt. Ngoài ra, trong quá trình ôn thi, học sinh cũng nên rèn giũa khả năng đọc đề, phân tích đề, đồng thời tăng đọc, tham khảo từ nhiều nguồn để tăng vốn từ và học hỏi cách hành văn.

2.2.3. Môn Anh

Học sinh cần nắm vững 3 chuyên đề lớn gồm từ vựng, ngữ pháp và phát âm. Sau đó, bạn bắt đầu ôn tập với phương pháp giải đề mỗi ngày. Bạn có thể ôn thi môn Anh theo nhóm để học hỏi và được tiếp thêm động lực.

2.3. Chuẩn bị tâm lý vững vàng, sức khỏe ổn định 

Mẹo ổn định tâm lý trước, trong kỳ thi: 

  • Không tạo áp lực quá lớn lên bản thân.
  • Dành thời gian 1-2 ngày trước kỳ thi để thư giãn và thả lỏng sau thời gian dài ôn thi căng thẳng
  • Sau khi kết thúc mỗi môn thi, các bạn không lên mạng hay bất cứ nguồn nào để tham khảo đáp án mà hãy tập trung tinh thần cho bài thi tiếp theo.

Mẹo chăm sóc sức khỏe suốt kỳ thi:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các bữa phụ.
  • Nghỉ ngơi đủ giấc và cân đối với thời gian học.
  • Vận động hoặc tập các bài thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể thư giãn.

Các hoạt động thể thao phù hợp cũng giúp các bạn học sinh thư giãn, giải trí sau những buổi học căng thẳng.

Kỳ thi lên lớp 10 là kỳ thi quan trọng không kém kỳ thi tốt nghiệp THPT lên đại học. Nó khó nếu xét về khối lượng kiến thức cần ôn tập, cấu trúc đề thi và một số tình huống về tâm lý mà thí sinh gặp phải. Hiện nay, nếu muốn vượt qua kỳ thi chuyển cấp một cách nhẹ nhàng, dễ dàng thì xét tuyển là một phương thức tối ưu. Hầu hết các trường dân lập đã áp dụng xét tuyển để tuyển sinh lớp 10.

Xét tuyển là hình thức giúp các em học sinh bước vào cấp 3 nhẹ nhàng hơn.

Trường THCS & THPT FPT Hải Phòng là một trong những đơn vị tích cực xét tuyển để giảm gánh nặng thi cử cho thí sinh. Bên cạnh tuyển sinh bằng điểm thi của các thí sinh trong kỳ thi chuyển cấp, trường còn có hình thức xét tuyển học bạ và xét thành tích học tập. Cụ thể như sau:  

ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN LỚP 10 TRƯỜNG THPT FPT HẢI PHÒNG

Xét học bạ THCS

Về học lực

Tổng điểm trung bình học kỳ môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ của 03 học kì liên tiếp trong năm lớp 8 và lớp 9 đạt từ 55 điểm trở lên.

Về hạnh kiểm

Xếp loại hạnh kiểm tất cả các năm học bậc THCS đạt từ loại Khá trở lên.

Xét thành tích học tập

Về thành tích

  • Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên năm học lớp 9 về văn nghệ, thể dục thể thao, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.
  • Học sinh đạt giải khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Quận/Huyện/Thành phố trực thuộc tỉnh năm học lớp 9 các môn văn hoá, Tiếng Pháp, Khoa học kỹ thuật, Máy tính cầm tay, Giải Toán bằng tiếng Anh/tiếng Pháp, Tin học trẻ, Hùng biện tiếng anh, Thí nghiệm thực hành (Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học).

Về hạnh kiểm

Xếp loại hạnh kiểm tất cả các năm học bậc THCS đạt từ loại Khá trở lên.

 

*

Như vậy, đáp án của câu hỏi “thi tuyển sinh lớp 10 có khó không” là kỳ thi này có cái khó của riêng nó. Bản thân việc thi tuyển chưa bao giờ là dễ dàng, chỉ có xét tuyển mới “dễ thở” hơn đối với những học sinh đủ điều kiện xét tuyển. Nếu phụ huynh và học sinh muốn biết thêm nhiều thông tin thú vị về kỳ thi tuyển sinh lên lớp 10, hãy theo dõi ngay chuyên mục Tin tức – Sự kiện của THCS và THPT FPT Hải Phòng nhé!

 

 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 6, 7 VÀ LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh