Ngày đăng: 25/05/2022
Ngày cập nhật: 25/05/2022
Tác giả: Phạm Hoa
[GIẢI ĐÁP] Học trường THPT dân lập có tốt không?
Ngày đăng: 25/05/2022
Ngày cập nhật: 25/05/2022
Tác giả: Phạm Hoa
“Học trường THPT dân lập có tốt không?” là điều mà các học sinh và phụ huynh băn khoăn khi có ý định cho con theo học tại đây. Trường dân lập là hệ thống trường do một nhóm người hay cá nhân nào đó tự thành lập ra. Những người đó tự chịu trách nhiệm pháp lý và tự đầu tư vốn cho cơ sở vật chất không liên quan gì đến ngân sách nhà nước. Nhìn chung, trường THPT tốt nhưng cũng tùy trường hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
1. Đánh giá ưu – nhược điểm của trường THPT dân lập
Với sự phát triển và đầu tư của các trường THPT dân lập hiện tại, định kiến đây là nơi chỉ chờ để đón nhận những học sinh “không vào được đâu thì vào”, học sinh cá biệt nhưng gia đình khá giả đã không còn đúng. Rất nhiều học sinh có học lực khá – giỏi vẫn chọn học trường dân lập bởi đa phần trường học theo hình thức này chứa đựng nhiều ưu điểm hơn nhược điểm.
1.1. Ưu điểm
Thế mạnh của trường THPT dân lập tập trung vào cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo tiên tiến, đội ngũ giáo viên chất lượng cao và linh hoạt phương thức xét tuyển. Cụ thể:
- Cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại, khang trang: Mọi quyết định sửa chữa, xây dựng hay nâng cấp luôn được thông qua nhanh chóng bởi đây là vốn tư nhân. Với các em học sinh THPT, thời gian các em dành cho trường học là không nhỏ, do vậy, môi trường học thoải mái, chất lượng sẽ giúp các em dễ dàng tập trung vào học hành tốt hơn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi cũng sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.
Cơ sở vật chất là một trong những thế mạnh hàng đầu của nhóm trường dân lập.
- Chương trình đào tạo tiên tiến, theo tiêu chuẩn quốc tế, cân đối giữa các hoạt động học lý thuyết và trải nghiệm thực tế:
-
- Với trường dân lập, chương trình học luôn ngày một đổi mới để tăng cơ hội cạnh tranh với các trường công lập và các trường ngoài công lập khác. Thậm chí một số trường có thể liên kết với các trường khác ngoài nước để có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau.
- Với chương trình học tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, các bạn học sinh theo học trường THPT dân lập vừa được bồi dưỡng kiến thức, vừa được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao học đường, trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng sống. Mục đích là hướng đến sự phát triển toàn diện từ lý thuyết đến kỹ năng thực tiễn, từ tư duy đến thể chất, từ trí lực đến thể lực.
- Sự cân đối giữa đào tạo lý thuyết và thực hành cho học sinh cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống để các bạn không bị bỡ ngỡ trong các tình huống thực tế. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm còn giúp học sinh rèn luyện sự năng động, sáng tạo, tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết và kỹ năng mềm để chuẩn bị hành trang bước vào cánh cửa đại học và sự nghiệp, tương lai sau này.
Nhiều trường dân lập đào tạo học sinh theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại và tiên tiến.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy chất lượng cao, năng động, trẻ trung: Do sự cạnh tranh giữa các trường dân lập khá gay gắt nên trường học theo hình thức này cũng tập trung đầu tư vào chất lượng đội ngũ giáo viên:
-
- Thầy cô giáo ở hầu hết trường dân lập đều có thể đáp ứng tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng sư phạm. Thậm chí, ở một số trường chất lượng cao, giáo viên còn có thể xuất thân là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ du học nước ngoài hay là giáo viên ngoại quốc.
- Nhiều trường THPT dân lập chất lượng cao có chính sách thu hút nhân tài trẻ tuổi. Do đó, trường quy tụ nhiều thầy cô giáo trẻ, nhiệt huyết với nghề, đem lại luồng gió mới cho không khí học tập tại đó.
- Phương thức xét tuyển linh hoạt. Bên cạnh tuyển sinh dựa vào điểm thi của kỳ thi do các sở Giáo dục từng tỉnh tổ chức, các trường THPT dân lập còn xét tuyển dựa trên học bạ và thành tích học tập trong các năm THCS. Điều này giúp cánh cửa vào cấp 3 phần nào nhẹ nhàng hơn với học sinh.
Phương thức xét tuyển linh hoạt của trường THPT dân lập giúp học sinh “dễ thở” hơn.
Hiện nay, một số trường THPT dân lập hội tụ đầy đủ những ưu điểm trên và được nhiều phụ huynh, học sinh đánh giá cao. Tiêu biểu có thể kể đến như trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), THPT Marie Curie (Hà Nội), THPT Hermann Gmeiner (TP.HCM), THCS & THPT FPT Hải Phòng,…
Trong đó, trường THCS & THPT FPT Hải Phòng là cái tên mới nổi bật trong danh sách các trường THPT dân lập. Trường được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn FPT do đó cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cao. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên được chú trọng tuyển chọn, có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và giàu kinh nghiệm để truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Điểm ấn tượng nhất của THCS & THPT FPT Hải Phòng còn phải kể đến chương trình học tiên tiến, đề cao sự phát triển toàn diện cả về kỹ năng, kiến thức cho học sinh. Ngoài các môn học trên lớp, các bạn còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa phát triển kỹ năng, câu lạc bộ, được trang bị nền tảng công nghệ thông tin, được định hướng nghề nghiệp sớm,… Với các phương thức xét tuyển linh hoạt, các bạn học sinh nếu có nguyện vọng vào trường cũng sẽ không có quá nhiều áp lực và khó khăn để trúng tuyển.
Nhiều trường THPT dân lập chất lượng cao hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh, cân đối giữa việc học trên lớp và các hoạt động ngoại khóa.
1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trường THPT dân lập không thể tránh khỏi hạn chế. Nhược điểm của nhóm trường này tập trung chủ yếu vào học phí cao. Trường dân lập lại có học phí đắt bởi không được Nhà nước hỗ trợ. Phần lớn đều từ nguồn tài chính của học sinh, khách hàng và các khoản hiến tặng. Để sở hữu cơ sở vật chất tốt, chương trình học tiên tiến, đội ngũ giáo viên chất lượng cao, trường phải đầu tư chi phí lớn, kéo theo học phí của trường dân lập có thể đắt gấp đôi hoặc rất nhiều lần so với trường công lập.
Một phần lớn nguồn phí hoạt động của các trường THPT dân lập đến từ sự đóng góp của phụ huynh, do đó, nhóm trường này thường có học phí cao.
Trước ngưỡng cửa vào cấp 3, nhiều học sinh và cả phụ huynh học sinh thường có tâm lý so sánh giữa trường THPT dân lập và công lập xem trường nào tốt. Nhận định chung là mỗi hình thức trường học có ưu – nhược điểm riêng. Tuy nhiên, xét trên một vài khía cạnh, trường dân lập có một số ưu điểm so với công lập như cơ sở vật chất hiện đại, chương trình học tiên tiến kết hợp kiến thức và kỹ năng thực tế và phương thức xét tuyển linh hoạt để các bạn học sinh lên cấp 3 một cách nhẹ nhàng hơn.
2. Trường THPT dân lập phù hợp cho nhóm học sinh nào?
Với những ưu và nhược điểm như trên, trường THPT dân lập phù hợp với những nhóm học sinh sau:
- Nhóm học sinh có điều kiện tài chính khá giả: Bởi học phí trường THPT dân lập thường đắt hơn trường công lập khá nhiều. Những bạn học sinh có điều kiện kinh tế tốt thì sẽ phù hợp hơn với nhóm trường này.
Trường dân lập phù hợp cho nhóm học sinh có điều kiện kinh tế khá giả.
- Nhóm học sinh muốn trải nghiệm môi trường học chuẩn quốc tế, tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng mềm, kỹ năng sống, kỹ năng ngoại ngữ, có nhiều hoạt động ngoại khóa, dã ngoại thực tế,… Việc kết hợp kiến thức và trải nghiệm sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng sống, thuận lợi cho các bạn đi du học hay học đại học sau này.
- Nhóm học sinh có nhu cầu xét tuyển học bạ/thành tích học tập THCS thay vì tham gia thi tuyển thông thường. Với phương thức xét tuyển linh hoạt đó, các bạn học sinh sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực cho kỳ thi chuyển cấp và cánh cửa cấp 3 trở nên nhẹ nhàng hơn.
*
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “học trường THPT dân lập có tốt không” là có, bởi nhóm trường này hiện nay có nhiều ưu điểm nổi bật như cơ sở vật chất khang trang, chương trình học tiên tiến, đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, tài năng. Tuy nhiên trường THPT dân lập phù hợp hơn với các bạn có điều kiện kinh tế khá giả hay các bạn có nhu cầu xét tuyển học bạ/thành tích học tập chứ không phải mọi đối tượng học sinh.
Chuyên mục: Cẩm nang học sinh
Tin cùng chuyên mục