Ngày đăng: 13/02/2022

Ngày cập nhật: 13/02/2022

Tác giả: Ngoc Anh

Trang chủ » Bản tin FSchools » Bố mẹ đau đầu định hướng cho con ở tuổi 15

Bố mẹ đau đầu định hướng cho con ở tuổi 15

Ngày đăng: 13/02/2022

Ngày cập nhật: 13/02/2022

Tác giả: Ngoc Anh

Xã hội càng phát triển, tình trạng cha mẹ than thở, thậm chí cảm thấy bế tắc khi không thể giao tiếp với con giai đoạn bước vào tuổi 15. Đó cũng là lý do khiến cho việc định hướng cho con cái trong các càng trở nên khó khăn.

Trong mắt cha mẹ, con cái luôn là những đứa trẻ chưa lớn. Do đó, ai cũng lo lắng khi con đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, đặc biệt ở độ tuổi 15 đầy “nổi loạn”. Với vốn sống và tuổi đời của mình, cha mẹ nào cũng muốn được mang kinh nghiệm của bản thân để giúp con đi đúng hướng, có những quyết định cho việc học tập, chọn ngành nghề phù hợp và tránh được những sai lầm dễ mắc phải trong cuộc sống. Thế nhưng, con trẻ ở tuổi 15 lại có xu hướng khẳng định bản thân và đã có những suy nghĩ, chính kiến riêng, vì thế xảy ra mâu thuẫn giữa 2 bên khi liên quan đến chuyện định hướng. 

Câu hỏi lớn đặt ra cho mỗi cha mẹ “Làm thế nào để bớt “đau đầu” khi định hướng cho con ở tuổi 15?”. Dưới đây là những gợi ý mà cha mẹ có thể áp dụng để mối quan hệ với con cái trở nên tốt đẹp hơn.

Học kỹ năng làm cha mẹ

Kỹ năng làm cha mẹ – nghe có vẻ vô lý bởi khi sinh con, nuôi con ắt hẳn cha mẹ đều đã hình thành kỹ năng này tuy nhiên thực tế cho thấy có rất nhiều cha mẹ còn quá thiếu kỹ năng. Nhiều người chủ quan cho rằng, sự thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi 15 là điều bình thường của tự nhiên nhưng sự phát triển của con cái bây giờ khác xa so với mấy chục năm trước của cha mẹ.

Cảm xúc, thể chất, nhận thức của các em đều có sự thay đổi nên những thay đổi đó sẽ bị ảnh hưởng theo 2 chiều tích cực và tiêu cực, tuỳ thuộc vào sự định hướng của cha mẹ. Do đó, muốn đồng hành cùng con, dạy được con thì trước tiên nên hiểu con. Để hiểu con, cách nhanh nhất dành cho cha mẹ chính là học cách làm bạn cùng con. 

Lắng nghe để thấu hiểu con tuổi 15

Ở tuổi 15 các con sẽ có những tư duy, suy nghĩ của riêng mình, việc đặt mình vào vị trí của con để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của con trẻ có lẽ sẽ mang đến một cuộc hội thoại hiệu quả.  

Người ta vẫn hay nhắc đến và thảo luận trên báo chí, truyền hình về vấn đề bạo lực với con trẻ. Đó thực sự là một phương pháp thiển cận khi giáo dục con cái bởi bạo lực chỉ khiến con tổn thương và gục ngã mà thôi. Bình tĩnh, kiên nhẫn cùng con trò chuyện, chỉ ra cái sai và định hướng cho con mới là điều đúng đắn nên làm. 

Bên cạnh đó, quan tâm đến điểm số học tập không đồng nghĩa với việc lấy các con số tạo áp lực cho con. Thay vào đó, mang đến cho con những cơ hội học tập trải nghiệm khác với lối học truyền thống hiện nay như: một môi trường học tập giàu trải nghiệm, hoạt động ngoại khoá, chương trình sự kiện phát triển tư duy, trau dồi các kỹ năng mềm chắc chắn là điều mà con trẻ đều mong muốn và đang cần khám phá ở độ tuổi 15. 

Không có công thức giáo dục chung cho mọi đứa trẻ

Đây là điều mà thực tế đã chứng minh, chúng ta không thể áp dụng một công thức chung khi giáo dục con trẻ. Bởi mỗi bạn là một cá thể độc lập, có màu sắc riêng không ai giống ai và cần nhận được sự tôn trọng, đồng cảm của mọi người xung quanh, nhất là cha mẹ. 

Bạn trẻ nào cũng luôn cần sự quan tâm và thấu hiểu từ cha mẹ. Đôi khi, chỉ đơn giản là lời hỏi han “Con có đang gặp phải vấn đề gì không?”, “Ba mẹ luôn ở đây khi con cần giúp đỡ”… Trở thành người bạn tin cậy của con, câu chuyện định hướng của mỗi cha mẹ sẽ không còn “đau đầu” hay “nhức não” nữa, ngược lại còn mang đến hiệu quả không ngờ. 

 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 6, 7 VÀ LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh