Ngày đăng: 20/05/2022

Ngày cập nhật: 20/05/2022

Tác giả: Phạm Hoa

Trang chủ » Uncategorized » Cách ôn thi vào lớp 10 hiệu quả cho 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ

Cách ôn thi vào lớp 10 hiệu quả cho 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ

Ngày đăng: 20/05/2022

Ngày cập nhật: 20/05/2022

Tác giả: Phạm Hoa

Ôn luyện cho kì thi tuyển sinh lớp 10 như thế nào cho hợp lý? Các bạn học sinh hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách ôn thi vào lớp 10 hiệu quả cho 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ nhé!

1. Cách ôn thi vào lớp 10 môn Toán

Bộ môn Toán trong kì thi lên lớp 10 thường sẽ là hình thức tự luận. Cấu trúc đề thi cơ bản có 5 bài lớn đánh số La Mã. Mỗi bài tập lớn như vậy chứa 1 đến 3 ý nhỏ. Chiếm 1 – 1,5 điểm trong đề thi là bài tập khó dành cho học sinh khá, giỏi. 

Đặt mục tiêu về điểm số cho môn Toán sẽ giúp các em học sinh có phương pháp ôn luyện hợp lý.

Mẹo ôn tập môn Toán

Chi tiết

Xác định kiến thức trọng tâm ở chuyên đề Đại số

  • Kiến thức trọng tâm:  Hệ phương trình, Phương trình bậc hai, Giải bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình, Căn bậc hai, Hàm số và đồ thị, Bất đẳng thức – Bất phương trình – Cực trị đại số.
  • Mẹo ôn luyện chuyên đề Đại số: 
  • Hệ thống kiến thức trọng tâm thành một đề cương ôn tập bao gồm tất cả công thức, lý thuyết và hình vẽ đồ thị hàm số cơ bản.
  • Chăm chỉ làm các bài tập từ cơ bản tới nâng cao và tập giải đề thi vào lớp 10 của các năm trước.

Xác định kiến thức trọng tâm ở chuyên đề Hình học

  • Kiến thức trọng tâm: Tam giác đồng dạng, Tứ giác nội tiếp, Tiếp tuyến đường tròn, Quan hệ giữa các góc trong đường tròn và Hình học không gian. 
  • Mẹo ôn luyện chuyên đề Hình học:
  • Thuộc lòng các định lý, hệ quả và phương pháp chứng minh.
  • Luyện nhiều dạng bài thuộc các chuyên đề khác nhau để rèn luyện tư duy phân tích, nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức.

Vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức

Vẽ sơ đồ tư giúp các em nắm được sự liên hệ giữa các kiến thức và kích thích khả năng ghi nhớ thông qua những hình ảnh trực quan. 

Trong sơ đồ tư duy ôn thi vào lớp 10 môn Toán cần có đầy đủ kiến thức về Đại số và Hình học thuộc chương trình lớp 9.

Luyện đề thường xuyên

Luyện nhiều đề thi , ưu tiên các đề của các năm trước. Hai nội dung cần chú ý khi giải đề là kiến thức có trong bài tập và thời gian làm bài.

Tìm tòi cách giải bài từ nhiều nguồn

  • Giải đề cùng bạn bè, bổ sung nhiều phương pháp giải bài khác nhau từ thầy cô, học hỏi cách làm bài từ các sách và trang luyện thi uy tín.
  • Việc tham khảo được nhiều nguồn sẽ giúp bạn “bỏ túi” nhiều kỹ năng, mẹo giải đề phong phú, tăng độ nhanh nhạy khi bạn bắt gặp nhiều dạng toán.

Thực hành quy tắc làm bài thi Toán khi luyện đề

  • Dễ làm trước, khó làm sau. Lưu ý là giải quyết triệt để câu dễ rồi mới chuyển sang câu khó..
  • Nháp trước khi làm bài vào tờ giấy thi.
  • Kiểm tra lại bài sau khi làm xong để tránh nhầm đề, lạc đề một cách không đáng có.

Sơ đồ tư duy về hình học sẽ giúp các em không bỏ sót các phần kiến thức đã được học.

 

Xem thêm: Top 5 kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Toán không nên bỏ qua

https://docs.google.com/document/d/1J-0YmAXGv5KU55gT-2Wt1GXPqZOw5TcLuBEiK421KTg/edit?usp=sharing 

2. Cách ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Đọc hiểu và làm văn (nghị luận văn học, nghị luận xã hội) là 2 mục lớn có trong đề thi môn Văn lên lớp 10. 3 phần này thường sẽ có thang điểm lần lượt là 3, 3 và 4.

Lượng kiến thức cho môn Ngữ Văn khá nặng nên các em cần dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn.

Mẹo ôn tập môn Văn

Chi tiết

Tổng hợp kiến thức phần đọc hiểu theo sơ đồ

  • Kiến thức trọng tâm: Từ ngữ và ngữ pháp như phương thức biểu đạt, biện pháp và từ ngữ tu từ, thao tác lập luận, phép liên kết…
  • Mẹo ôn luyện: 
  • Các em nên hệ thống kiến thức theo bảng biểu, sơ đồ tư duy các phương thức biểu đạt, cách thức trình bày đoạn văn, biện pháp và từ ngữ tu từ để không bỏ sót.
  • Luyện đi luyện lại một dạng đề để nắm chắc cách thức làm bài.
  •  Rèn luyện khả năng cảm thụ văn học thông qua việc tham khảo các tài liệu nâng cao uy tín.

Tổng hợp kiến thức nghị luận văn học theo sơ đồ

  • Phần tác giả: Năm sinh, năm mất,  đề tài, phong cách nghệ thuật nổi bật, tên các tác phẩm chính … 
  • Phần tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, giá trị hiện thực, nhân đạo, các chi tiết và đoạn trích đặc sắc, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu,…
  • Mẹo ôn tập: Sử dụng sơ đồ tư duy hoặc lập bảng thống kê.

Tổng hợp một số chủ đề dễ gặp ở nghị luận xã hội

  • Một số chủ đề dễ gặp: Tư tưởng đạo lý, hiện tượng đời sống xã hội, ý thức trách nhiệm của công dân,…
  • Để làm tốt phần làm văn nghị luận xã hội, các em nên thường xuyên đọc báo, theo dõi và cập nhật tin tức thời sự, nhất là các trang thông tin chính quy của Nhà nước nhằm xây dựng cho mình kho dẫn chứng phong phú và mới mẻ.

Không “học tủ”

  • “Học tủ” môn Văn là một hình thức ôn luyện trong phạm vi thu hẹp như ôn theo một chủ đề cụ thể, một vài dạng bài, một vài tác phẩm bằng cách loại trừ kiểu đề thi các năm trước đó.
  • Hãy ôn luyện đầy đủ theo hệ thống chương trình giảng dạy, học kỹ từng dạng bài, từng tác phẩm, từng tác giả, không bỏ qua bất kỳ nhóm nội dung nào. 

Luyện kỹ một dạng bài khi làm đề

Thực hành một dạng bài liên tục với các đề bài khác nhau. Phương pháp luyện đề này sẽ giúp bạn nhớ kiến thức liên quan đến dạng bài đó lâu hơn và hình thành tư duy phản xạ nhanh nhạy nếu gặp dạng bài tương tự với đề thi chính thức. 

Đọc từ nhiều nguồn

  • Với phần nghị luận xã hội: Bạn nên ưu tiên tiếp thu kiến thức từ báo chí, truyền hình, blog chính thống chất lượng cho các bài viết nghị luận xã hội để làm phong phú hệ thống dẫn chứng.
  • Với nghị luận văn học: Sách tham khảo của các nhà xuất bản uy tín nhằm làm “dày” vốn từ, cách lập luận, trình bày dẫn chứng giúp bài làm văn của mình phong phú, mới mẻ.

Luyện quy tắc làm bài thi Văn lúc ôn tập

  • Đọc kỹ đề, gạch chân các từ và cụm từ quan trọng trong câu hỏi.
  • Nên lập dàn ý trước khi viết bài để tránh sót ý và mất điểm.
  • Ưu tiên đưa dẫn chứng mới, mang tính thời sự vào phần làm văn nghị luận xã hội.

Việc này sẽ giúp thí sinh tạo thói quen và phản xạ nhanh nhạy khi làm bài thi thật và có cơ hội tăng điểm số trong kì thi chuyển cấp sắp tới.

 

Xem thêm: [MẸO HAY] Kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Văn đạt điểm tốt

https://docs.google.com/document/d/19kLnS8L0iwsgCJROYvJy5ayVLFPt4Rxs01Hd9XqRIQk/edit?usp=sharing

3. Cách ôn thi vào lớp 10 môn Ngoại Ngữ

Môn Ngoại ngữ trong kì thi chuyển cấp thường sẽ theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận. Các câu hỏi trong đề chủ yếu hướng về kiến thức phần từ vựng, ngữ pháp.

Phần thi trắc nghiệm chiếm số điểm tương đối lớn và hầu như liên quan tới tất cả các chuyên đề ôn tập.

Mẹo ôn tập môn Anh

Chi tiết

Hệ thống kiến thức chuyên đề Từ vựng

  • Kiến thức trọng tâm: Cách sử dụng các loại từ chính gồm danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ đúng ngữ cảnh, ngữ pháp. Ngoài ra còn có 4 loại từ phụ là từ hạn định, đại từ, liên từ và thán từ.
  • Mẹo ôn tập:
  • Lên danh sách các nhóm từ vựng theo chủ đề. Bổ sung đầy đủ các chủ đề bắt đầu bằng nguồn từ vựng được học ở trên lớp. 
  • Mở rộng khối lượng từ vựng bằng việc  tham khảo thêm từ các cuốn sách luyện đề, từ điển và mạng internet. 

Hệ thống kiến thức chuyên đề Ngữ pháp

  • Kiến thức trọng tâm: Các thì (tense); Các dạng thức của động từ; Động từ khiếm khuyết; So sánh trong tiếng Anh; Các loại câu: Câu bị động, câu gián tiếp, câu giả định (câu điều kiện, câu ước,…); Đảo ngữ; Mệnh đề: Mệnh đề quan hệ, mệnh đề chỉ kết quả, mệnh đề chỉ nguyên nhân, mệnh đề chỉ mục đích, mệnh đề chỉ tương phản.
  • Mẹo ôn tập:  
  • Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức ngữ pháp, sau đó hệ thống lại cấu trúc tương ứng từng dạng, nắm vững cấu trúc và lấy ví dụ cụ thể đi kèm. 
  • Luyện đề chứa các nhóm kiến thức đó mỗi ngày để thực hành cấu trúc đã ghi nhớ.

Hệ thống kiến thức chuyên đề phát âm

  • Kiến thức tiêu biểu: Quy tắc phát âm, trọng âm
  • Mẹo ôn tập: Nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, tự tổng hợp quy tắc phát âm, trọng âm từ sách giáo khoa và luyện đề chăm chỉ.

Ôn thi theo nhóm

Ôn luyện theo nhóm đem lại nhiều lợi ích:

  • Đánh giá được cách nhận biết, sử dụng loại từ của mình đã chuẩn hay chưa;
  • Hỗ trợ lẫn nhau trong việc hệ thống lại cấu trúc thì, so sánh, các loại câu, đảo ngữ,… và vẽ sơ đồ tư duy đầy đủ hơn trong chuyên đề ngữ pháp. 
  • Thúc đẩy tinh thần học tập chung, tạo sự hứng thú cho quá trình ôn tập của bản thân học sinh.

Luyện đề mỗi ngày

  • Bắt đầu bằng những đề cơ bản, sau đó tăng dần độ khó. 
  • Dành thời gian xem lại lỗi sai sau khi kết thúc buổi làm đề và cố gắng tìm nguyên nhân vì sao đáp án của mình sai, đáp án kia đúng. 
  • Làm đi làm lại một đề nhiều lần, cứ cách 1 tuần quay vòng lại đề cũ xem mình có lặp lại lỗi sai như lần trước hay không. 
  • Càng về giai đoạn nước rút thì bạn càng nên luyện đề nhiều hơn.

Ôn luyện theo mục tiêu điểm số

  • Nếu chỉ đặt mục tiêu điểm trung bình – khá (8 điểm trở xuống), chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa và luyện đề ở mức cơ bản.
  • Nếu đặt mục tiêu điểm 9 – 10, bạn nên tìm hiểu thêm bài học từ các trang web giáo dục đáng tin cậy, sách bổ trợ nâng cao của nhà xuất bản uy tín, tăng cường học nhóm và làm đề nâng độ khó dần dần.

Nắm lòng quy tắc làm bài thi Ngoại ngữ từ lúc ôn tập

  • Nên làm câu tự luận trước: Dành ra ít nhất 10 phút để giải quyết câu tự luận rồi mới đến các phần sau như đọc hiểu, trắc nghiệm.
  • Chia đều thời gian cho các câu trắc nghiệm: Mỗi câu chỉ nên dành ra khoảng 1 phút, không sa đà quá lâu vào một câu.
  • Việc nằm lòng quy tắc làm bài sẽ tạo cho bạn một thói quen tốt cho ngày thi thật, như tư duy sắp xếp, quản lý thời gian làm bài thi hiệu quả hơn, phản xạ nhanh nhạy hơn, từ đó có khả năng giành điểm cao. 

Học nhóm Ngoại Ngữ là phương pháp mới giúp các em học sinh tự đánh giá và hỗ trợ nhau trong quá trình ôn thi.

Xem thêm: Bỏ túi 4+ kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 môn Anh cực hay. 

https://docs.google.com/document/d/14eVaG3EExHzyYF_X_nX85jDFsZKeDDH722n50wwOeAk/edit

***

Cách ôn thi vào lớp 10 đối với 3 bộ môn Toán, Ngữ Văn và Ngoại ngữ đều có điểm chung là cần nắm vững và đầy đủ kiến thức cơ bản, đồng thời chăm chỉ luyện đề.Chính vì vậy, với bất cứ kỳ thi và môn thi nào, bí kíp hay cũng không bằng sự nỗ lực, nghiêm túc và siêng năng của các em.

 

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO LỚP 6, 7 VÀ LỚP 10 NĂM HỌC 2024 - 2025

  • Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh